Khai mạc Giải vô địch Mobile Legends: Bang Bang 2023 tại Rumani
"Nghe tin cháu Hiếu bị tai nạn tử vong, tôi đã đến thăm, chia sẻ với gia đình. Mong gia đình vượt qua lúc khó khăn này. Hiếu mất đi cũng là mất đi một niềm hy vọng của làng quê này. Tôi rất tiếc vì quê hương mất đi một tài năng trẻ", ông Bình nói.Tài xế lái xe Kia Morning chạy ngược chiều, quyết không quay đầu khi bị nhắc nhở
Ngày 3.3 (theo giờ Mỹ), trong khuôn khổ chương trình quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Mỹ nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo cao cấp của Sony Pictures (một trong những hãng phim lớn ở Hollywood, thành viên của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ) nhằm tiến đến hợp tác sản xuất phim ở Việt Nam.Đại diện Sony Pictures có ông Sanford Panitch, Chủ tịch Sony Pictures, ông Andy Davis (Chủ tịch phụ trách sản xuất phim), bà Katie Goldstein (Giám đốc điều hành)… Được biết, Sony Pictures sản xuất khoảng 15 bộ phim lớn mỗi năm, đa số là phim chiếu rạp (có thể kể đến loạt phim nổi tiếng như Spider-Man, Venom, Men in Black, Paddington in Peru, Bad Boys for Life…).Tại buổi làm việc, TS Ngô Phương Lan cho biết, VFDA được thành lập năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của điện ảnh Việt Nam bằng cách tư vấn, đề xuất, xây dựng chính sách điện ảnh. VFDA nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển môi trường cho ngành điện ảnh trong nước, đồng thời từng bước hội nhập sâu hơn trên trường quốc tế. Giới thiệu về những điều kiện, ưu đãi nếu nhà đầu tư đến Việt Nam sản xuất phim, TS Lan chia sẻ, Việt Nam có khả năng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất phim từ khắp nơi châu Á và thế giới, bởi Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Về cơ chế chính sách theo luật Điện ảnh mới có hiệu lực từ năm 2023 đã mở hơn so với luật cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà làm phim trong nước và quốc tế. Chưa kể làm phim ở Việt Nam với chi phí sản xuất phải chăng."Trong khi chờ chính phủ quy định chính sách ưu đãi khuyến khích cho các nhà làm phim sản xuất phim ở Việt Nam, hiệp hội đã nỗ lực hỗ trợ các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc nhận thức tầm quan trọng và tiềm năng của ngành công nghiệp điện ảnh, bên cạnh phát triển văn hóa, du lịch", TS Lan cho biết.VFDA đã xây dựng được bộ chỉ số thu hút đoàn phim (PAI), khuyến khích các địa phương tự đánh giá theo các tiêu chí PAI. PAI sẽ giúp các địa phương từng bước hiểu được những nhu cầu cụ thể của một đoàn phim, đồng thời là cầu nối hữu ích khi tạo ra những điều kiện cơ bản thuận lợi để thu hút quay phim tại địa phương."Ví dụ quay phim tại địa phương về xe cộ, khách sạn, ăn uống, cảnh quay, nhân lực… các tỉnh hỗ trợ tối đa, thậm chí miễn phí để đoàn làm phim có điều kiện tốt nhất khi đến quay phim", TS Lan nói.Tại buổi gặp, ông Sanford Panitch đánh giá cao về sự nỗ lực của VFDA trong việc quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới và hỗ trợ các nhà làm phim trong nước lẫn quốc tế. Việc tổ chức thường niên Liên hoan phim Châu Á tại Đà Nẵng (DANAFF) cũng là một bước tiến lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam.Ông bày tỏ sự quan tâm đến việc đến Việt Nam làm phim để chiếu tại rạp, nhưng có nhiều lo lắng về các ưu đãi tài chính, năng lực của đoàn làm phim địa phương và khả năng kiểm duyệt phim. Phía Sony Pictures cho rằng đây cơ hội tuyệt vời để các nhà làm phim Hollywood khám phá các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, hợp tác với các đối tác tại Việt Nam, mong muốn VFDA là đơn vị hỗ trợ để có thể thảo luận về dự án cụ thể trong thời gian tới."Chúng tôi rất hào hứng có dịp tham gia DANAFF, sự kiện này sẽ là cơ hội tuyệt vời để giao lưu và kết nối với các nhà làm phim, nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Tôi thấy Việt Nam là đất nước có kiến trúc độc đáo cùng những tài năng điện ảnh mới mẻ, trẻ, mang đến nhiều cơ hội thú vị trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh. Nhưng ở giai đoạn khó khăn hiện tại, điều quan trọng nhất là ưu đãi tài chính và tìm kiếm tài trợ để cùng sản xuất phim", ông Andy Davis bày tỏ.Theo ông Andy Davis, "trong quá trình sản xuất, các hãng phim thường quay lại những địa điểm quen thuộc như Anh, Đông Âu, Úc. Nhưng chúng tôi đang khao khát tìm kiếm những môi trường mới để thỏa sức sáng tạo trong các bộ phim của mình". Ông Andy Davis cho rằng, ưu đãi tài chính từ chính phủ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định địa điểm quay phim của các nhà làm phim ở Mỹ, bởi các ưu đãi giúp giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phim phải đối mặt là quy trình duyệt kịch bản tại các quốc gia có yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt.Tuy nhiên, TS Ngô Phương Lan nhấn mạnh, theo luật Điện ảnh mới - cởi mở cho các nhà làm phim, chỉ cần nộp kịch bản phần quay phim ở Việt Nam, còn lại có thể tóm tắt kịch bản, làm sao phù hợp với các quy định ở Việt Nam, đảm bảo bộ phim có thể được sản xuất, công chiếu thuận lợi nhất.VFDA chia sẻ thêm, ngân sách trung bình cho một bộ phim ở Việt Nam dao động từ 2 triệu USD đến tối đa 4 triệu USD, những bộ phim này có thể mang lại doanh thu phòng vé đáng kể, có bộ phim đã lên đến khoảng 25 triệu USD."Trong khi chờ chính phủ Việt Nam ban hành nhừng quy định cụ thể về ưu đãi tài chính cho các phim nước ngoài quay tại Việt Nam, VFDA có thể tìm những gói ưu đãi từ các địa phương quay phim, đồng thời tư vấn để dự án phim vừa đảm bảo đúng quy định của luật Điện ảnh, vừa đạt được yêu cầu về nội dung và tài chính của phía Sony Pictures", TS Ngô Phương Lan cho biết.
SeABank tăng vốn điều lệ, bầu bổ sung thành viên HĐQT hướng tới phát triển bền vững
Ngày 25.2, phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, diễn đàn diễn ra trong thời điểm kỷ niệm 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN, 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và cũng là năm thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 để đưa ASEAN bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới một cộng đồng đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, tự cường, đổi mới sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm.Thủ tướng cho rằng, chúng ta đang chứng kiến các biến động sâu sắc với các thách thức và cơ hội đan xen, với thách thức, khó khăn nhiều hơn cơ hội và thời cơ. Các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn, khó lường hơn."Nhìn xa hơn, thế giới đang chứng kiến những chuyển biến to lớn mang tính thời đại với 3 xu thế: phân cực hóa về chính trị, già hóa về dân số, cạn kiệt về tài nguyên, đa dạng hóa về thị trường sản phẩm chuỗi cung ứng, xanh hóa và số hóa…", Thủ tướng chia sẻ.Bước vào giai đoạn phát triển mới, ASEAN được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với GDP vượt 10.000 tỉ USD, có thị trường tiêu dùng hơn 800 triệu dân; đồng thời sẽ là trung tâm công nghệ, kinh tế số và đổi mới sáng tạo, với nền kinh tế số dự kiến đạt 1.000 tỉ USD vào năm 2030.Bối cảnh đó đặt ra nhiều bài toán khó nhưng cũng mở ra những cơ hội hiếm có để ASEAN khẳng định vị thế và bứt phá vươn lên. Để dự báo trên thành hiện thực, Thủ tướng cho rằng, ASEAN không chỉ cần sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng mà còn cần có tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, nguồn lực tập trung và hành động quyết liệt. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động.Theo đó, 3 ưu tiên, chiến lược gồm: Thứ nhất, củng cố ASEAN tự chủ về chiến lược, thông qua tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Thứ hai, xây dựng một ASEAN tự cường về kinh tế thông qua đổi mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thứ ba, giữ giá trị và bản sắc của ASEAN.3 đột phá hành động gồm: Thứ nhất, xây dựng cơ chế ra quyết định linh hoạt, hiệu quả, trách nhiệm hơn, vừa giữ đồng thuận, vừa có cơ chế đặc thù trong các sáng kiến chiến lược, tạo đột phá. Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển khu vực. Thứ ba, tăng cường hơn nữa kết nối ASEAN, nhất là kết nối hạ tầng, giao lưu nhân dân và hài hòa thể chế.Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, ASEAN phải thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với tình hình, huy động được nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư và kích hoạt mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển."ASEAN cần kết nối với các nước ASEAN và kết nối với các nước trên thế giới bằng thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản trị thông minh", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 3 thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. "ASEAN đã trở thành không gian chiến lược và môi trường phát triển tự nhiên của Việt Nam, trong khi Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc củng cố đoàn kết, tăng cường vai trò trung tâm và thúc đẩy phát triển bền vững của ASEAN", Thủ tướng khẳng định.Thủ tướng đã dẫn lại câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" để khẳng định điều trên càng đúng đắn trong bối cảnh hiện nay khi ASEAN và Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới cùng hướng tới mục tiêu đầy khát vọng. "Chúng tôi cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 vì lợi ích của mọi người dân trong khu vực, cùng các nước thành viên, đối tác và bạn bè quốc tế viết những trang sử mới đầy tự hào trong hành trình phát triển của ASEAN", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Bên cạnh hoạt động triển lãm, trưng bày áo dài, ngày hội còn có nhiều chương trình đặc sắc khác như: Tọa đàm Thú chơi cổ ngoạn và cổ vật, trình diễn Việt phục của các thương hiệu nổi tiếng; trình diễn trang phục cổ truyền và nghệ thuật truyền thống Chămpa; trình diễn các loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống VN như dân ca quan họ, cải lương, nhã nhạc cung đình Huế...
Đà Nẵng: Bắt tạm giam thêm 18 côn đồ chém người dã man
Tại hội nghị, thượng tá Nguyễn Quang Hương, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Bình Thuận, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giải thể công an 10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đồng thời, công bố các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận về sắp xếp, bố trí công tác đối với 17 trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện và 40 phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện.Trước đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy, có 23 lãnh đạo (10 trưởng phòng, 7 phó trưởng phòng, 6 phó trưởng công an huyện, thị xã) tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.Để vận hành tổ chức bộ máy mới được thông suốt, mang lại hiệu quả cao hơn, đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đề nghị các đơn vị công an tỉnh, công an cấp xã phải nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy mới, phân công lại nhiệm vụ đối với lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sĩ một cách phù hợp. "Công an cấp xã khi được tăng cường biên chế cần giải quyết tốt tình hình an ninh trật tự ngay từ cơ sở. Qua đó, góp phần đưa tổ chức bộ máy mới với 2 cấp công an hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn trước đây", đại tá Lê Quang Nhân chỉ đạo.